Di lý tội phạm là gì?

23-02-2024

Di lý tội phạm là gì?

Di lý được hiểu là sự di chuyển, chuyển dịch các chủ thể từ nơi này sang nơi khác về mặt pháp lý.

Di lý tội phạm mang ý nghĩa khá rộng nếu được áp dụng trong môi trường pháp luật, vì trong pháp luật Việt Nam thì ứng với mỗi chủ thể việc chuyển dịch lại phải sử dụng những thuật ngữ khác nhau:

- Đối với bị can, bị cáo: Có thể sử dụng thuật ngữ dẫn giải hoặc áp giải.

- Đối với bản án (các văn bản tố tụng) cần chuyển từ nơi này đến nơi khác: Có thể sử dụng từ “tống đạt”.

Di lý tội phạm là một từ Hán Việt liên quan nhiều đến yếu tố pháp lý, vì vậy cần rất cẩn trọng khi sử dụng thuật ngữ này để tránh gây hiểu nhầm.

Tuy nhiên, có thể hiểu di lý tội phạm là hành động di chuyển một người bị cáo, bị can hoặc người đã bị kết án đến nơi có đúng thẩm quyền hoặc trách nhiệm để giải quyết, nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.

Ngồn: https://vnexpress.net/ba-truong-my-lan-bi-di-ly-vao-tp-hcm-de-xet-xu-4714057.html

Bà Trương Mỹ Lan bị di lý vào TP HCM để xét xử

Bà Trương Mỹ Lan cùng 8 bị cáo nhóm cán bộ chủ chốt SCB bị di lý từ nhiều trại tạm giam khu vực phía Bắc vào TP HCM tối 21/2, chuẩn bị cho phiên xử sắp tới.

Đây là nhóm bị cáo cuối cùng được di lý vào Trại giam T17, huyện Củ Chi, trước phiên xử diễn ra ngày 5/3. Công tác di lý đã được các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an TP HCM thực hiện nghiêm ngặt.

Trong 86 bị cáo bị đưa ra xét xử có 70 người bị tạm giam, 11 người được tại ngoại và 5 người đang bỏ trốn (cựu lãnh đạo SCB và các chi nhánh).

Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị truy tố về ba tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.

45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộLợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Phiên tòa dự kiến kéo dài đến 29/4. Để phục vụ cho việc xét xử, tòa đã triệu tập hơn 2.400 người có quyền nghĩa vụ liên quan thuộc 5 nhóm. Cho đến nay, sau hai tháng triển khai, kế hoạch chuẩn bị cho công tác xét xử bao gồm nhân sự, tổ chức, an ninh phiên tòa... gần như được hoàn tất. Tòa cũng ra thông báo kêu gọi nhóm 5 bị cáo đang trốn truy nã ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

VKSND Tối cao phân công 10 kiểm sát viên thuộc VKSND Tối cao và VKSND TP HCM giữ quyền công tố tại tòa. Có gần 200 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các bên liên quan. Trong đó, riêng bà Lan có 5 luật sư gồm: Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh, Trương Thanh Đức.

Bà Trương Mỹ Lan (trái) và cháu gái Trương Huệ Vân. Ảnh: Bộ Công an

Bà Trương Mỹ Lan (trái) và cháu gái Trương Huệ Vân.  Ảnh: Bộ Công an

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, từ năm 2011, bà Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và lợi dụng hoạt động của ngân hàng để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân. Bà Lan sử dụng SCB như một công ty tài chính để cấp vốn cho hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.

Tuy không có chức vụ gì tại SCB, song với việc sở hữu 91,5% cổ phần của SCB thông qua nhiều cá nhân, bà Lan nắm quyền tuyệt đối, chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng cùng cán bộ chủ chốt ở Vạn Thịnh Phát rút tiền của SBC bằng hình thức lập các hồ sơ vay khống; có khi chỉ đạo rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau.

Trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022), SCB đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng, 7% còn lại là nhóm khách hàng thông thường.

 

Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (483.000 tỷ đồng dư nợ gốc, 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.

Để hợp thức hóa việc rút tiền và tránh bị phát hiện sai phạm, bà Lan đã chỉ đạo cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty "ma", sau đó thực hiện rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.

Nhà chức trách xác định, giai đoạn 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022 các khoản vay này còn dư nợ hơn 132 tỷ đồng gồm gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng.

Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Như vậy, tổng cộng, bà Lan gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Riêng bà Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, nhận "lót tay" 5,2 triệu USD.

Tuy nhiên, quá trình điều tra, bà Lan phủ nhận mọi hành vi sai phạm liên quan đến SCB.

Bà Nhàn bị truy tố về tội Nhận hối lộ; 16 người khác bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

HỎI ĐÁP KHÁC